Kỳ 3: Đi theo con đường cách mạng Tháng 10 Nga
Cuối năm 1923, đầu năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô, nhưng ở đây, Người đã không gặp được Lênin bởi Lênin đã từ trần. Dù không gặp được Lênin nhưng sau khi Lênin từ trần, trên Báo Sự thật ngày 27-01-1924 đã đăng bài viết của Nguyễn Ái Quốc với tựa đề “Lênin và các dân tộc thuộc địa”. Trong bài viết này, Nguyễn Ái Quốc đã dành những tình cảm vô cùng kính trọng đối với Lênin: “Khi còn sống, Người là cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng XHCN”. 

Nguyễn Ái Quốc (người đầu tiên bên trái hàng ngồi) chụp ảnh với một số đại biểu tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản của tại Moskva, Nga từ ngày 17/6 đến 8/7/1924 - Ảnh tư liệu

Khi ra đi tìm đường cứu nước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã có mục đích rất rõ ràng là: “Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào ta”. Năm 1920, khi bắt gặp chủ nghĩa Lênin, câu hỏi Việt Nam nên đi theo con đường nào đã được giải đáp, đó là con đường của Cách mạng Tháng 10 Nga, con đường cách mạng của Lênin.

Những câu trả lời về chọn đường của dân tộc đã được thể hiện rõ trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” viết năm 1927. Đây là tài liệu được dùng để đào tạo những người cách mạng Việt Nam Quảng Châu, Trung Quốc. Trong tác phẩm này, những bài học của cách mạng thế giới đã được Hồ Chí Minh đưa ra phân tích để rồi Người rút ra chân lý “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ, rồi lại ra sức cho công, nông các nước và dân bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới. Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng, muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hi sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa…Lênin”.

Tán thành Quốc tế ba, đi theo con đường của Lênin, đặc biệt là tất cả những kiến thức, kinh nghiệm thu nhận được ở Liên Xô những năm 1923 - 1924 là tiền đề quan trọng để Nguyễn Ái Quốc vận dụng vào hoàn cảnh Việt Nam, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo Nhân dân Việt Nam đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước.

Theo Trang tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh

Nguồn: https://tuyengiao.travinh.gov.vn/mDefault.aspx?sid=1458&pageid=6843&catid=71968&id=687297&catname=sinh-hoat-tu-tuong&title=ky-3-di-theo-con-duong-cach-mang-thang-10-nga

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 113
  • Trong tuần: 731
  • Tất cả: 595475