Sơ kết 05 năm thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” giai đoạn 2016 – 2021
Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động năm 2015, đây là cuộc vận động mang tính toàn dân, toàn diện, đúc kết và kế thừa những bài học trong thời gian qua nhằm thực hiện mục tiêu tăng cường, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. 

05 năm thực hiện Cuộc vận động nổi lên một số kết quả là:
Về tuyên truyền và nhận thức: 
Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động; các ngành, các cấp, các địa phương phối hợp ký kết các Chương trình, kế hoạch phối hợp chỉ đạo thực hiện hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng NTM, đô thị văn minh; đã in hơn 8.000 cuốn tài liệu, sổ tay; phát hành 4.000 pa nô và 50.000 tờ rơi về NTM; phối hợp với các tổ chức thành viên tổ chức trên 99 ngàn cuộc triển khai tuyên truyền về xây dựng NTM, đô thị văn minh; qua đó một số địa phương, ngành đã có cách làm hay, hiệu quả. Nhận thức xã hội, nhận thức người dân nâng lên rõ rệt, ý thức được chủ thể hưởng lợi chính là người dân, địa bàn phát huy hiệu quả chính là cơ sở; vì vậy cả hệ thống chính trị vào cuộc; nhân dân đồng thuận cao.
Cuộc vận động đã động viên, khơi dậy các tầng lớp nhân dân đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, chung sức xây dựng NTM, đô thị văn minh: 
MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên vận động nhân dân chuyển đổi hơn 20 ngàn ha đất kém hiệu quả sang trồng cây khác; xây dựng các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng mỗi xã một sản phẩm; phát triển 13 làng nghề nông thôn; vận động nhân dân tham gia vào tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới; vận động nhân dân hiến gần 02 triệu m2  đất, hơn 300 ngàn ngày công lao động và góp tiền, vật tư quy thành tiền trị giá trên 735 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn. Thực hiện việc lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng NTM; từ tháng 6/2017 đến nay, MTTQ Việt Nam các cấp đã tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đối với 45 xã, 06 đơn vị cấp huyện với hơn 286.832 lượt ý kiến của người dân về xây dựng NTM, NTM nâng cao.Với những kết quả đã đạt được của MTTQ tham gia xây dựng NTM đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả Phong trào "Trà Vinh chung sức xây dựng NTM”. Tính đến 9/2021, toàn tỉnh có 72/85 xã đạt chuẩn NTM; 11 xã NTM nâng cao; 06 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn NTM và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” và các hoạt động an sinh xã hội luôn được quan tâm thực hiện. Từ năm 2016 đến 2020, Quỹ “Vì người nghèo” các cấp vận động được trên 224,2 tỷ đồng, Quỹ an sinh xã hội được trên 243,340 tỷ đồng. Từ các nguồn quỹ, đã triển khai xây dựng và sửa chữa gần 3.200 căn nhà cho hộ nghèo và cận nghèo khó khăn về nhà ở; 936 căn nhà tình nghĩa cho gia các gia đình chính sách; trao tặng 212.698 suất quà cho hộ gia đình nghèo, khó khăn; hỗ trợ 178 hộ phát triển sản xuất; giúp đỡ cho 6.093 em học sinh học tập; xây dựng 350 công trình dân sinh, hỗ trợ 10.000 đầu thu truyền hình kỹ thuật số mặt đất cho gia đình chính sách; hỗ trợ người nghèo khám, chữa bệnh được 33.902trường hợp; giúp học sinh học tập 6.653 em; hỗ trợ hàng tháng cho 471 hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội; góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 1,8%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 5,76%.
Cuộc vận động đã tạo chuyển biến quan trọng trong xây dựng đời sống văn hóa: 
Cuộc vận động, góp phần tạo chuyển biến nhận thức của cán bộ và nhân dân trong việc xây dựng đạo đức, lối sống, xây dựng gia đình văn hóa gắn liền với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tạo được môi trường văn hóa lành mạnh ở cộng đồng dân cư; góp phần giữ gìn thuần phong mỹ tục, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của nhân dân. Đến nay, đã xét công nhận 212.906 hộ gia đình văn hóa NTM (92,13%); 600 ấp đạt chuẩn ấp văn hóa và ấp NTM (93,6%); 1.093/1.141 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa; 01 bảo vật quốc gia, 05 di sản văn hóa phi vật thể, 32 di tích cấp tỉnh, 16 di tích cấp quốc gia; 96 nhà văn hóa xã, phường, thị trấn; 725 nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng.
Cuộc vận động đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng và các tầng lớp nhân dân về xây dựng môi trường, cảnh quang sạch đẹp: 
vận động các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức, tích cực thực hiện các hoạt động tự quản để giữ gìn và phát triển bền vững môi trường sống tại cộng đồng dân cư; hàng năm, phối hợp tổ chức hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6 tại khu dân cư xây dựng mô hình điểm,nhân dân cùng nhau bàn bạc, thực hiện các tiêu chí về xây dựng gia đình đạt chuẩn môi trường và ký kết thi đua thực hiện. Qua đó, đã triển khai xây dựng 501 hố xí hợp vệ sinh; tiếp tục duy trì, xây dựng 426 mô hình khu dân cư, cơ sở tôn giáo bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; 134 mô hình xử lý chất thải; 2.097 tổ tự quản về bảo vệ môi trường; góp phần thực hiện tiêu chí số 17 về xây dựng NTM.
Cuộc vận động đã góp phần tuyên truyền nhân dân chấphành pháp luật, đảm bảo, trật tự an toàn xã hội: 
MTTQ và các tổ chức thành viên vận động tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh, kỷ cương pháp luật, phòng, chống tội phạm, đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội, góp phần bảo vệ an ninh Tổ quốc, trật tự an toàn xã hội. Qua tuyên truyền, quần chúng nhân dân đã cung cấp cho lực lượng Công an 10.068 nguồn tin liên quan đến ANTT; tổ chức giáo dục 12.279 cuộc, với 52.111 lượt đối tượng; có hơn 4.500 đối tượng thuộc diện tái hòa nhập cộng đồng; tổ chức dạy nghề, hướng nghiệp cho 2.450 đối tượng; hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm 683 đối tượng, hỗ trợ 283 đối tượng vay vốn làm ăn. Xây dựng 121 mô hình “Tuyên truyền, giáo dục, cảm hóa đối tượng tại các cơ sở tôn giáo”; 187 mô hình “Tuyên truyền, giáo dục, cảm hóa đối tượng tại gia đình và cộng đồng dân cư; 183 mô hình “Phụ nữ quản lý, giáo dục người thân trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội”; 121 mô hình “Nông dân 3 tốt”; 14 mô hình “Địa bàn không ma túy”; 43 mô hình “Ba giảm, ba giữ”..., góp phần đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở. Đến nay, công nhận 414/422 trường, 756/756 ấp, khóm, 101/106 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn an toàn về ANTT.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được còn những mặt tồn tại, hạn chế: công tác triển khai, tổ chức thực hiện Cuộc vận động chưa đồng đều từng lúc, từng nơi chưa kịp thời; kết quả Cuộc vận động chưa đều khắp trong toàn tỉnh, phương thức vận động chưa được thường xuyên đổi mới; các phong trào lồng ghép vào Cuộc vận động chưa được phối hợp triển khai đồng bộ.  Một số nơi nhận thức của cán bộ Mặt trận, cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể về mục đích, ý nghĩa của Cuộc vận động chưa sâu sắc và toàn diện, nên ít quan tâm phối hợp tạo điều kiện để triển khai Cuộc vận động ở địa bàn cơ sở; công tác sơ, tổng kết, biểu dương khen thưởng, nhân rộng điển hình tiên tiến, tiêu biểu trong thực hiện Cuộc vận động chưa kịp thời.
Để tiếp tục thực hiện và nâng cao chất lượng Cuộc vận động, trong thời gian tới MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất,tăng cường tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân nhận thức sâu sắc về 5 nội dung cuộc vận động theo Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 15/12/2016 của Ban Bí thư; tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và đoàn thể Nhân dân tham gia xây dựng NTM, đô thị văn minh.
Thứ hai,qua việc triển khai nội dung “Đoàn kết phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững”, MTTQViệt Nam từng cấp triển khai các nhiệm vụ cụ thể để vận động nguồn lực thông qua quỹ “Vì người nghèo” và công tác an sinh xã hội, nhằm thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững, từng bước nâng cao đời sống người dân; xây dựng các mô hình hướng dẫn người dân phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
Thứ ba, tiếp tục phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; vận động Nhân dân tích cực tham gia các phong trào, mô hình tự quản tại cộng đồng, phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cá nhân tiêu biểu; tổ chức sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng, kịp thời phát hiện và nhân rộng các mô hình điểm, cách làm hay, hiệu quả.
Thứ tư, làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về pháp luật, phát huy dân chủ, tích cực tham gia giám sát và phản biện xã hội, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để phản ánh với cấp ủy, chính quyền, phát huy quyền làm chủ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.
Thứ năm, tăng cường trách nhiệm của MTTQViệt Nam trong việc tổ chức lấy ý kiến đánh giá của người dân về kết quả xây dựng NTM, đảm bảo phản ánh khách quan, thực chất ý kiến, nguyện vọng của nhân dân đối với kết quả xây dựng NTM của địa phương; kịp thời phản ánh và giám sát việc giải quyết những kiến nghị của người dân về kết quả NTM của chính quyền các cấp.
Thứ sáu, tiếp tục làm tốt công tác tham mưu với các cấp ủy đảng, phối hợp với chính quyền và các sở, ngành, tổ chức thành viên đồng thời phát huy tốt vai trò nòng cốt trong việc chủ trì, phát động cuộc vận động, phấn đấu đạt được nhiều kết quả thiết thực, góp phần thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy Trà Vinh về xây dựng tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025.
Đề xuất, kiến nghị: 
Đề nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sớm có kế hoạch sơ, tổng kết các Chương trình, kế hoạch đã ký phối hợp với các ngành có liên quan và thống nhất việc sơ, tổng kết từ Trung ương đến địa phương nhằm thuận tiện cho việc tham mưu, đề xuất Tỉnh ủy, UBND và các ban, ngành liên quan.


Thống kê truy cập
  • Đang online: 5
  • Hôm nay: 68
  • Trong tuần: 686
  • Tất cả: 595430