Sơ kết công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp 6 tháng đầu năm 2022
Ngày 04/8/2022, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị sơ kết công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Cải cách tư pháp 6 tháng đầu năm 2022, Hội nghị do đồng chí Kim Ngọc Thái, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì hội nghị; đại biểu tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Đăng Thanh, Phó vụ trưởng, Vụ địa phương III, Ban Nội chính Trung ương; đại diện lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh; đại diện lãnh đạo các cơ quan mưu giúp việc Tỉnh ủy, đại diện lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh: Tài chính, Nội vụ, Tư pháp, Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Cục Thi hành án Dân sự, Hội Luật gia, Thường trực các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Ban lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy, các đồng chí trưởng, phó phòng và chuyên viên Ban Nội chính Tỉnh ủy.   

Quang cảnh hội nghị 

Công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Cải cách tư pháp 6 tháng đầu năm 2022 đạt được kết quả nhất định. Hội nghị có nhiều ý kiến phát biểu về lĩnh vực an ninh chính trị, trật tự - xã hội, công tác xét xử, công tác hỗ trợ tư pháp, công chứng, chứng thực, công tác tiếp công dân của người đứng đầu cấp ủy cấp xã theo Quy định 11 của Bộ chính trị và đề xuất những vấn đề khó khăn, vướng mắc có liên quan đến lĩnh vực ngành, địa phương. 

Qua ý kiến phát biểu, thảo luận đồng chí Kim Ngọc Thái, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu đánh giá những kết quả đạt được công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Cải cách tư pháp 6 tháng đầu năm 2022. 
Tỉnh ủy rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai, quán triệt và cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Cải cách tư pháp phù hợp với tình hình thực tế để tổ chức thực hiện; tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, thống nhất về ý chí và hành động của cả hệ thống chính trị đối với công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Cải cách tư pháp; xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Công tác quốc phòng - an ninh được tăng cường; chủ động phòng ngừa và phối hợp đấu tranh vô hiệu hóa nhiều đối tượng liên quan an ninh, bảo đảm ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm đạt được nhiều kết quả, tệ nạn xã hội được phát hiện, xử lý nhiều hơn, xử lý hình sự các vụ liên quan về “hụi”, “tín dụng đen”, xử lý nhiều đối tượng mua bán tàng trữ trái phép chất ma túy. Tạo bước chuyển biến trong cải cách tư pháp; từng bước nâng cao hiệu quả công tác giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo đảm bảo không để bị động, bất ngờ, giải quyết kịp thời vụ việc liên quan an ninh trật tự, không để phát sinh phức tạp, tạo thành “điểm nóng” về an ninh trật tự. Thực hiện hiệu quả Phương án tăng cường các biện pháp kéo giảm tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh, giảm so với cùng kỳ năm 2021; tai nạn giao thông được kéo giảm cả ba tiêu chí; làm tốt công tác phòng, chống cháy, nổ. 
Các ngành, các cấp tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tôn giáo, kịp thời đấu tranh ngăn chặn các hành vi lợi dụng tôn giáo hoạt động trái pháp luật trên địa bàn tỉnh. 
Các cơ quan tư pháp có tăng cường phối hợp, nâng cao chất lượng công tác điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án; thực hiện tốt các quy định của pháp luật trong công tác bắt, giam giữ, tạm giam, điều tra, truy tố, xét xử các loại tội phạm, bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; các vụ án phức tạp có phối hợp tốt để thống nhất quan điểm chỉ đạo xứ lý, không để xảy ra trường hợp oan sai, bức cung, nhục hình, góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương.
Tuy nhiên, Tội phạm về trật tự xã hội diễn biến phức tạp, trộm cắp tài sản, giết người, nổi lên các đối tượng đánh nhau sử dụng hung khí nguy hiểm, gây rối trật tự công cộng; hoạt động “tín dụng đen”, “vỡ hụi” với số tiền lớn còn xảy ra; tình hình khiếu nại, tố cáo có những vụ việc khá phức tạp, khiếu nại đông người. Công tác giải quyết, xử lý các vụ án, vụ việc còn chậm chưa đạt yêu cầu; một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa cập nhật kịp thời các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực triển khai nội dung, phương pháp chưa phong phú, đi vào chiều sâu; công tác tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị vẫn còn hạn chế; công tác giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng chưa phát huy mạnh mẽ; công tác tự kiểm tra nội bộ tại một số đơn vị, địa phương đối với việc thực hiện các giải pháp phòng, ngừa tham nhũng chưa thường xuyên.
Để khắc phục những hạn chế, tồn tại, đồng chí Kim Ngọc Thái, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu kết luận chỉ đạo, đề nghị người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:
(1). Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của Chính phủ và của tỉnh trên lĩnh vực an ninh, trật tự; tranh chấp, khiếu kiện; triển khai các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; xây dựng và nhân rộng các mô hình, câu lạc bộ trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; các cấp, các ngành thực hiện tốt Chiến lược cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp.
(2). Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết, quy định, kết luận của Trung ương và các văn bản cụ thể hóa của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân biết thực hiện; phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, tính nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng, tiêu cực chuyển cơ quan chức năng giải quyết theo quy định pháp luật. 
(3). Các cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa tham nhũng theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
(4). Nâng cao hơn chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát những nơi dư luận xã hội phản ánh có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; phát hiện kịp thời các hành vi tham nhũng, tiêu cực, kiến nghị cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
(5). Phát huy vài trò giám sát của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc các cấp, Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng trong giám sát các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực để kịp thời phát hiện các sai phạm, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
(6). Tổ chức kiểm tra, giám sát và sơ tổng kết các Nghị quyết, Chỉ thị về công tác cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp theo kế hoạch. 

                                                                                                         Trương Thi PCTN

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 43
  • Trong tuần: 705
  • Tất cả: 595519