BÀI PHẢN BÁC: Sự thật về vụ tranh chấp đất tại chợ Nhị Trường
Ngày 20/6/2022 trên các trang mạng xã hội KKCC TV xuất hiện Thạch Nhứt, Thạch Cương, Tô Hoàng Chương, sư Kim Som Rinh và sư Pâu Sa Rươne tổ chức họp trực tuyến bàn về việc Nhà nước cưỡng chế thu hồi đất tại ấp Nô Lựa A, xã Nhị Trường. 

Ngày 20/6/2022 trên các trang mạng xã hội KKCC TV xuất hiện Thạch Nhứt, Thạch Cương, Tô Hoàng Chương, sư Kim Som Rinh và sư Pâu Sa Rươne tổ chức họp trực tuyến bàn về việc Nhà nước cưỡng chế thu hồi đất tại ấp Nô Lựa A, xã Nhị Trường. Trong đó, nhóm người này bàn luận nhiều thông tin có liên quan đến nguồn gốc đất, quá trình phát sinh tranh chấp và việc giải quyết của cơ quan chức năng…ông Thạch Nhứt thì luôn miệng cho rằng Chính quyền cướp đất của người Khmer, gây sự hiểu lầm cho cộng đồng mạng và xuất hiện nhiều bình luận có nội dung xấu, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan chức năng. Để cộng đồng mạng nắm rõ vụ việc trên, với tư cách là người dân sinh sống gần phần đất trên tôi xin trao đổi làm sáng tỏ một số nội dung sau.

 

Hình ảnh các đối tượng livestream trực tiếp trên mạng xã hội.

Về nguồn gốc đất bị cưỡng chế thu hồi trước đây là của ông Thạch Sốc (cha của ông Thạch Nhứt). Năm 1979, ông Thạch Sốc chuyển nhượng toàn bộ thửa đất trên cho bà Thạch Thị Séts(chị ruột Thạch Sốc), từ đó về sau không thấy gia đình Thạch Nhứt hoạt động khai thác gì trên thửa đất này. Thực hiện Chỉ thị 299/TTg, ngày 11/10/1980, của Thủ tướng chính phủ về đo đạt, phân hạng và đăng ký thông kê ruộng đất thì các hộ dân khu vực này đều đi kê khai, trong đó bà Thạch Thị Séte cũng đã kê khai phần đất mua của Thạch Sốc vào năm 1983, thuộc thửa 925, tờ bản đồ số 02, diện tích 3.090 m2, loại đất trồng màu. Năm 1984, UBND xã Nhị Trường trưng dụng đất của 07 hộ dân khu vực này để quy hoạch làm Chợ và sân vận động, riêng phần đất của bà Thạch Thị Séte mua của ông Thạch Sốc được nhà nước trưng dụng là 1.176 m2 , số còn lại bà Thạch Thị Séte phân lô bán cho các hộ khác mua để ở. Đến năm 2005, khi có chủ trương bồi thường giá trị quyền sử dụng đất cho 07 hộ dân có đất được trưng dụng nêu trên, thì ông Thạch Nhứt phát đơn xin lại đất, hoặc được nhận tiền bồi thường đất vì cho rằng trước đây chỉ chuyển nhượng cho bà Thạch Thị Séte 2000 m2, từ đó phát sinh tranh chấp giữa hộ ông Thạch Nhứt với hộ bà Thạch Thị Lài (con bà Thạch Thị Séte).
Để giải quyết vụ tranh chấp trên các cơ quan chức năng từ xã đến tỉnh đã điều tra, xác minh rất nhiều nguồn tin từ người dân lớn tuổi sống khu vực Chợ Nhị Trường họ đều xác nhận nguồn gốc đất là của Thạch Sốc, nhưng ông Thạch Sốc đã bán cho bà Thạch Thị Séte, vì ông Sốc và bà Séte là người trong thân tộc nên việc mua bán khi mua bán chỉ là hợp đồng miệng, không ai làm chứng. Nhưng sau khi mua bán xong người dân chỉ thấy bà Thạch Thị Séte phân lô bán cho người khác, không thấy gia đình Thạch Sốc có phản ứng gì, riêng phần đất 1.176 m2 còn lại nếu nhà nước không thông báo cho bà Thạch Thị Sét biết là nằm trong khu quy hoạch xây dựng chợ và sân vận động thì có lẽ bà Thạch Thị Séte cũng đã phân lô bán hết rồi.
Quá trình giải quyết tranh chấp các cơ quan chức năng yêu cầu ông Thạch Nhứt đưa ra cơ sở chứng cứ, nhưng không có một miếng giấy tờ gì để chứng minh; ông nói gia đình ông không biết chủ trương của nhà nước về kê khai ruộng đất vào năm 1983, vậy tại sao phần đất khác của gia đình ông lại được kê khai vào thời điểm năm 1983; Hơn nữa theo người dân nói khi bà Thạch Thị Séte còn sống thì Thạch Nhứt không có khiếu nại, mà đợi đến bà Thạch Thị Séte chết mới thưa kiện… Từ những vấn đề nêu trên các cơ quan chức năng căn cứ vào số liệu đo đạt năm 1983 để giải quyết bồi thường cho bà Thạch Thị Lài vào năm 2010.
Theo nguyên tắc từ năm 2010 phần đất trên đã thuộc quyền sử dụng quản lý của nhà nước, Thạch Nhứt và gia đình không còn liên quan gì nữa, nhưng Thạch Nhứt cố tình kéo dài vụ việc, cản trở việc sử dụng đất bằng cách chôn trụ kéo lưới B40 bao lại phần đất của nhà nước đã thu hồi, bồi thường xong là sai, theo người dân khu vực chợ Nhị Trường việc nhà nước cưỡng chế buộc khắc phục hậu quả là đúng .
Việc ông Thạch Nhứt cùng một số đối tượng khác chẳng hiểu gì nội dung vụ việc, lên mạng xã hội cố tình hướng lái dư luận cho rằng “Chính quyền cướp đất của dân tộc khmer” là hành vi vi phạm pháp luật cần được lên án. Thiết nghĩ cộng đồng mạng phải thận trọng không nên nghe theo nhóm người trên mà có bình luận thiếu tế nhị ảnh hưởng xấu đến uy tín, hình ảnh của các cơ quan chức năng.

Nguồn: Công an huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 4
  • Trong tuần: 616
  • Tất cả: 595265