Đề cương báo cáo kết quả đóng góp ý kiến của Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)
PHỤ LỤC I
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN
CỦA NHÂN DÂN ĐỐI VỚI DỰ THẢO BỘ LUẬT DÂN SỰ (SỬA ĐỔI)

(Ban hành kèm theo Kế hoạch số      /KH-MTTQ-BTT ngày          /02/2015 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Trà Vinh)

A. NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO

I. Quá trình tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo Bộ Luật Dân sự (sửa đổi)
- Công tác tổ chức lấy ý kiến
- Các hình thức tổ chức lấy ý kiến
- Các đối tượng được lấy ý kiến
- Các đối tượng đóng góp ý kiến và được tổng hợp vào báo cáo

II. Đánh giá chung đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)
Nhận xét chung về ưu điểm, nhược điểm của toàn bộ dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), gồm:
- Sự phù hợp của dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)với các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng;
- Sự phù hợp của dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) với Hiến pháp, các điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Việc giải quyết những vấn đề bất cập, tồn tại của thực tiễn đặt ra trong quá trình tổng kết việc thi hành Bộ luật Dân sự;
- Về tính dự bào và ổn định lâu dài của dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

III. Ý kiến cụ thể về nội dung của dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)
1. Về các quy định cụ thể của dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)
a) Tham gia ý kiến vào toàn bộ dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), bao gồm: những nội dung cụ thể cần sửa đổi, đề xuất phương án sửa đổi và lý do của việc sửa đổi; những nội dung cần bổ sung hoặc đưa ra khỏi dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), lý do bổ sung, lý do đưa ra khỏi dự thảo;
b) Tham gia ý kiến ssau về những vấn đề trọng tâm được xác định tại Phụ lục II.
2. Về kỹ thuật lập pháp
- Về bố cục và kết cấu, vị trí của các chương, điều, khoản của dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi);
- Về ngôn ngữ diễn đạt và kỹ thuật xây dựng của các quy định của dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi).

B. YÊU CẦU TRÌNH BÀY ĐỐI VỚI NỘI DUNG BÁO CÁO
- Báo cáo phải tập hơp và phản ánh đầy đủ, khách quan, trung thực và các ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Đối với mỗi nội dung của dự thảo được góp ý thì cần chú thích cụ thể từng đối tượng góp ý, như là của chuyên gia, nhà khoa học, ý kiến của cử tri, ý kiến của cơ quan chuyên môn…
Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 35
  • Trong tuần: 697
  • Tất cả: 595511